Asset Publisher

null Sự cần thiết của luật an ninh mạng

Trang chủ BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG

Sự cần thiết của luật an ninh mạng

Việt Nam ta luôn tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do cơ bản của con người; trong đó, có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tiếp cận thông tin, tự do internet nói chung và mạng xã hội nói riêng. Nội dung này đã được chỉ rõ trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, được cụ thể hóa trong nhiều luật, nghị định cũng như các văn bản pháp luật khác.

Trên các trang báo điện tử, các trang tin, thông qua mạng xã hội (Facebook, YouTube, Zalo, TikTok, Twitter, Instagram...), chúng ta có thể tự do chia sẻ thông tin, hình ảnh, đoạn phim hay bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân của mình về mọi vấn đề của đời sống xã hội. Nhìn lại hệ thống chính trị, bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương ở nước ta ngày càng nhiều cơ quan, tổ chức đã sử dụng mạng xã hội để làm việc, giải quyết các thủ tục hành chính, giữ mối liên hệ với người dân, nắm bắt và giải quyết kịp thời những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của quần chúng nhân dân…

Cần kiểm quản lý chặt chẽ thông tin trên mạng xã hội

Pháp luật của Việt Nam đảm bảo quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tiếp cận thông tin là cơ bản đầy đủ, đồng bộ và phù hợp với luật quốc tế về quyền con người. Đặc biệt, Luật An ninh mạng, sau thời gian có hiệu lực đã dần đi vào cuộc sống, mang lại nhiều hiệu quả, thật sự cần thiết trong đời sống xã hội. Chúng ta cần nhìn lại, trước, trong và sau khi Luật An ninh mạng ra đời, không ít thông tin, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động cho rằng việc Việt Nam ta ban hành Luật An ninh mạng là “vi phạm quyền con người, bóp nghẹt tự do dân chủ, tự do ngôn luận...”. Vậy nhưng sau một năm thực thi đã chứng minh Luật An ninh mạng hoàn toàn không vi phạm quyền con người, không bóp nghẹt tự do ngôn luận, trái lại đây là cơ sở, là nền tảng pháp lý vững chắc phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hoạt động vi phạm pháp luật trên không gian mạng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân. Chúng ta vẫn được bày tỏ chính kiến trên không gian mạng, tự do ngôn luận hoàn toàn không bị hạn chế nếu chấp hành các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Luật An ninh mạng cũng là cơ sở tạo ra môi trường lành mạnh, an toàn; nhiều thông tin, bài viết, đoạn phim ảnh hưởng tiêu cực đến chuẩn mực, đạo đức xã hội đã được ngăn chặn, xử lý kịp thời, thích đáng; cá vấn đề về đời tư cá nhân được bảo vệ; các hoạt động trên môi trường mạng được quản lý chặt chẽ và bảo đảm hơn; các đối tượng tung tin sai lệch, bịa đặt gây hoang mang dư luận đã bị xử lý.

Việc ban hành Luật An ninh mạng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan là để bảo vệ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tiếp cận thông tin, tự do internet, tự do tham gia mạng xã hội của chúng ta ngày càng tốt hơn. Những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt cho rằng Luật An ninh mạng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan là “bóp nghẹt tự do dân chủ, tự do ngôn luận...”, “vi phạm tự do mạng xã hội”,… thực chất là hành vi tuyên truyền xuyên tạc chống phá. Đảng và Nhà nước ta luôn hướng đến xây dựng Nhà nước pháp quyền, tiến bộ, dân chủ và văn minh, trong đó các quyền con người nói chung, quyền tự do internet, tự do mạng nói riêng được tôn trọng và bảo đảm, kiên quyết vạch trần và đấu tranh với những tổ chức, cá nhân lợi dụng vấn đề này để vi phạm pháp luật, chống phá cách mạng nước ta và đi ngược lại lợi ích của đất nước và Nhân dân.

Thanh Khôi - ĐTN Quân sự Tỉnh