Trang chủ
Tin tức sự kiện Trang bìa
Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã chấm dứt sự thống trị của chủ nghĩa thực dân-phong kiến hàng nghìn năm, giành lại được độc lập dân tộc. Năm 1946, thực dân Pháp gây chiến hòng một lần nữa áp đặt chế độ cai trị của họ đối với dân tộc ta.
Đáng chú ý, ông thừa nhận có những sai lầm sau:
KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4
Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới.
Ngày 19/3, Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2021 (World Happinesss Report) công bố, Việt Nam thăng hạng 4 bậc, từ vị trí thứ 83 lên vị trí thứ 79 trong tổng số 149 quốc gia được khảo sát, trở thành quốc gia đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á về chỉ số Hạnh phúc. Kết quả này bắt nguồn từ những nỗ lực và thành tựu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong suốt chặng đường phát triển vừa qua.
Đặc biệt, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng với quan điểm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh đã đạt kết quả quan trọng, nhận được sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ của cán bộ, đảng viên và toàn dân, tạo ra một bầu không khí phấn khởi của toàn xã hội.
Thế nhưng, các thế lực thù địch vẫn liên tục tung ra những luận điệu thù địch, sai trái và phi lý, kiểu như: Những thống kê trên chỉ là “tuyên truyền bịp bợm”, “hạnh phúc giả tạo”; “khổ mà không biết mình khổ”. Chúng lấy những thước đo về tăng trưởng kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng, thu nhập bình quân đầu người... để làm tiêu chí đánh giá về cái gọi là “hạnh phúc thực sự” của con người. Tuy nhiên, sự dung dưỡng của những “đồng tiền phản quốc” và thói ăn theo đua đòi cuộc sống xa hoa đã khiến chúng quên mất một điều rằng, tăng trưởng kinh tế và sự giàu có không phải là yếu tố quyết định hạnh phúc của con người.
Đáng tiếc thay, ở những quốc gia mà các phần tử phản động liên tục ca ngợi là “hạnh phúc đích thực”, “giàu sang tột cùng”, “tự do - bình đẳng - bác ái thực sự” lại là những quốc gia mà người dân đang phải đối mặt với sự tang thương của dịch bệnh chưa có dấu hiệu dừng lại, sự bất ổn của chính trị - xã hội, sự phân biệt chủng tộc, sự yếu kém và bất lực của hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Trong những ngày tháng Tư này, trên một số trang mạng, một nhóm tác giả đang cho đăng tải những bài viết nhằm xuyên tạc ý nghĩa lịch sử của Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước - ngày 30/4/1975. Các tác giả trên cho rằng: Ngày 30/4/1975 là dấu mốc gây chia rẽ dân tộc; rằng có thể dùng các biện pháp hòa bình để thống nhất đất nước; rằng cứ để hai miền Bắc-Nam theo hai chế độ khác nhau thì đất nước sẽ phát triển hơn…
Trên mạng internet, những người đã bị cách mạng xóa bỏ đặc quyền khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng và những lực lượng cực đoan về chính trị ở Hoa Kỳ tiếp tục điệp khúc cũ mòn, tìm cách xuyên tạc chiến thắng vĩ đại - giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của nhân dân ta. Lại là những câu từ sáo rỗng như “30 tháng tư là ngày quốc hận”; ngụy biện cuộc chiến tranh chống xâm lược bảo vệ độc lập dân tộc của toàn dân ta là “cuộc nội chiến”, “huynh đệ tương tàn”…
Phải khẳng định rằng, đó là những luận điệu hoàn toàn sai trái, phủ nhận sạch trơn mọi sự hy sinh của thế hệ cha ông để đất nước có được hòa bình, độc lập, thống nhất và phát triển như hôm nay.
Quan điểm của tác giả bộ phim “Chiến tranh Việt Nam” (The Vietnam War), đã phát trên kênh truyền hình PBS Hoa Kỳ (từ ngày 17/9/2017) tiếp tục được nhắc lại. Họ rêu rao rằng, cuộc chiến tranh xâm lược của Hoa Kỳ là nhằm đưa Việt Nam trở về với thế giới tự do. Còn một số kẻ “ăn cháo đá bát” thì bình luận và gọi cuộc chiến tranh Việt Nam là “cuộc chiến tranh mang tính chất ủy nhiệm, chiến tranh mang tính ý thức hệ”... Các bài viết đã cố tình xuyên tạc, bóp méo sự thật lịch sử, kích động lòng hận thù, phủ nhận sự hy sinh xương máu của biết bao thế hệ người Việt cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
Theo giọng điệu xuyên tạc của họ thì những người theo chân Đế quốc Mỹ phản bội Tổ quốc, tàn sát đồng bào mình lại được họ coi là một sự lựa chọn đúng, là một lý tưởng cao đẹp. Còn cố tình đặt điều, lấp liếm cho hành động đê hèn. Chắc hẳn tác giả của những bài viết đã cố tình quên sự tàn bạo, phi nhân, tội ác mà thực dân, đế quốc và bè lũ tay sai của chúng đã gây ra cho hàng triệu đồng bào người Việt Nam.
Bởi sự thật những gì diễn ra ở miền Nam suốt 20 năm đã tự nó nói lên tất cả về cái tồn tại trong quá khứ của chính thể Việt Nam Cộng hòa do Mỹ dựng lên là bù nhìn, phản động, tàn ác. Cần nhắc lại nếu cố tình quên rằng: đế quốc Mỹ đã rắp tâm phá hoại cuộc Tổng tuyển cử tháng 7 năm 1956 theo Hiệp định Giơ-ne-vơ (ngày 21/7/1954) về lập lại hòa bình ở Đông Dương; ở miền Nam Việt Nam, Mỹ lập ra chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm với “Luật 10-59” tàn ác, lê máy chém khắp miền Nam; đó còn là sự tạo cớ của Hải quân Mỹ ở Vịnh Bắc bộ năm 1964 để leo thang đánh phá miền Bắc,…
Do đó, giải phóng miền Nam, xóa bỏ một trật tự lỗi thời, lạc hậu, phản động, một chế độ tay sai, bù nhìn là một tất yếu khách quan. Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước là một thắng lợi của chính nghĩa, đem lại độc lập, tự do thật sự cho nhân dân, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Để nhận thức rõ giá trị lịch sử và thời đại của chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975, chúng ta cần nhìn lại những chặng đương đầy khó khăn gian khổ của dân tộc ta để đi đến dấu mốc lịch sử đó như thế nào?
Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã chấm dứt sự thống trị của chủ nghĩa thực dân-phong kiến hàng nghìn năm, giành lại được độc lập dân tộc. Năm 1946, thực dân Pháp gây chiến hòng một lần nữa áp đặt chế độ cai trị của họ đối với dân tộc ta.
Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, cả dân tộc ta, từ Bắc chí Nam đều nhất tề đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, rồi đến chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Năm 1966, khi cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ đang ở vào thời điểm quyết định, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc lời lời kêu gọi chống Mỹ, cứu nước. Người nói “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân. Thử hỏi trong cuộc chiến tranh này, đâu là cuộc chiến “ý thức hệ”, đâu là “nội chiến”? Tất cả những khái niệm đó là sự xuyên tạc lịch sử, vô lương tâm.
Lịch sử đã xác định, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược mà lực lượng cực hữu Hoa Kỳ gọi mập mờ là “chiến tranh Việt Nam (theo cách gọi của Hoa Kỳ). Bản chất cuộc chiến này một bên là cuộc chiến tranh xâm lược và nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ để cứu nước. Chẳng lẽ chỉ vì thủ đoạn chính trị - dựng lên chính quyền tay sai của Hoa Kỳ mà tính chất của cuộc chiến tranh này đã trở thành “nội chiến”? Còn nhớ Ngô Đình Diệm có lần đã nói: “biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến vĩ tuyến 17”, chính quyền tay sai cũng đã tự thú nhận là kẻ bán nước!
Không phủ nhận rằng thắng lợi của cách mạng của dân tộc ta trong thế kỷ XX bắt nguồn từ sự vận dụng sáng tạo lý luận Mác, Lênin vào Cương lĩnh chính trị của Đảng và có sự giúp đỡ to lớn của các nước XHCN, đặc biệt là Liên Xô, Trung Quốc, sự giúp đỡ của các nước và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới. Về phía Hoa Kỳ, chính cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara - người được xem là “kiến trúc sư” cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam trong cuốn hồi ký mang tựa đề “Hồi tưởng” xuất bản năm 1995, đã thẳng thắn thừa 11 sai lầm mà Hoa Kỳ đã phạm phải trong cuộc chiến tranh này.
Đáng chú ý, ông thừa nhận có những sai lầm sau:
(1) Chúng ta đánh giá thấp sức mạnh của tinh thần dân tộc có thể huy động nhân dân đấu tranh và hy sinh vì đức tin và giá trị của họ (sai lầm thứ 3).
(2) “…Chúng ta không chịu nhận thức về cái gì là lợi ích tốt nhất của đất nước và dân tộc khác”, “Chúng ta không được Thượng đế ban phát quyền nhào nặn một dân tộc khác theo hình ảnh của chúng ta…” (sai lầm thứ tám).
Như vậy là, từ phía bên kia, những người lãnh đạo cuộc chiến tranh này đã thừa nhận họ đã sai lầm và tất yếu là bên thua cuộc trước tinh thần bảo vệ Tổ quốc quật cường của nhân dân Việt Nam kết thúc bằng thắng lợi 30/4 lịch sử.
Để giành lại nền hòa bình, tự do như ngày nay, dân tộc ta đã phải đổi bằng mồ hôi, nước mắt, xương máu và cả tính mạng con người nên dân tộc ta càng thấm thía bài học này. Đúng như Nhà sử học người Pháp, kiêm chuyên gia nghiên cứu về lịch sử Đông Dương, Ông Alain Rusco cho rằng, sự kiện 30/4 “gây tiếng vang lớn trên trường quốc tế về một dân tộc không chịu khuất phục trước quân thù,…để có được chiến thắng này hàng triệu người dân Việt Nam đã ngã xuống trong nhiều thập kỷ đầy cam go, quyết liệt. Gần như gia đình người Việt Nam nào cũng có đóng góp và mất mát cho cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại này”.
Đi ngược lại, có những kẻ chóng đối vì động cơ đê hèn để gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam là có tội với đất nước, với anh linh của hàng triệu đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Gieo rắc ý thức “quốc hận”, xuyên tạc ngày giải phóng 30/4/1975, chia rẽ mối quan hệ của nhân dân ta. Tư tưởng, quan điểm đó là sự nuôi dưỡng, kích động sự thù địch, chia rẽ dân tộc một cách có chủ đích cố xuyên tạc sai sự thật lịch sử, lôi kéo những người dân thiếu hiểu biết để tiếp tay cho kẻ thù, có hại cho tinh thần hòa hợp, đoàn kết dân tộc, cần phải phản bác và đấu tranh.
Ngày nay, nhìn lại Đại thắng 30/4/1975, chúng ta thấy rõ những giá trị lịch sử và thời đại lớn lao của dân tộc ta. Đại thắng mùa xuân 1975 là cột mốc lịch sử rực rỡ nhất của dân tộc ta qua bốn nghìn năm lịch sử. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, nhân dân ta đã đánh thắng một thế lực xâm lược cao hơn Việt Nam cả một thời đại - xét về lực lượng sản xuất, khoa học, công nghệ.
Đồng thời, chiến thắng này đã mở ra cho dân tộc ta một thời đại mới, trong đó, về chính trị, mở ra sự nghiệp xây dựng một xã hội mới, là xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Về kinh tế, đó là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, nhằm bảo đảm sự công bằng xã hội. Về đối ngoại, đó quan xây dựng các hệ quốc tế dựa trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các quốc gia dân tộc, đồng thời tăng cường hội nhập quốc tế…
Lê nin từng nói “Cách tốt nhất để kỷ niệm một sự kiện lịch sử là tiếp tục làm những công việc mà sự kiện đó đã mở ra”.
Kỷ niệm Chiến thắng 30/4, chúng ta càng thấu tỏ biết ơn và ra sức gìn giữ, bảo vệ thành quả, giá trị to lớn, giá trị của độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và toàn vẹn lãnh thổ; bằng những hành động thiết thực của mình để tri ân sự hy sinh xương máu của đồng bào, chiến sỹ cả nước mới có được những thành quả đó. Lịch sử khắc ghi vai trò to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đã vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lê nin vào cách mạng Việt Nam. Nhờ có lý luận cách mạng đó mà dân tộc ta đã giành được những thắng lợi có giá trị thời đại.
Chúng ta phải giữ vững lập trường tư tưởng, luôn tỉnh táo sàng lọc thông tin để không nghe những luận điệu tuyên truyền sai trái và sự xúi giục, kích động của các thế lực thù địch, phần tử xấu; cần nâng cao cảnh giác cũng như cần mở tuyên truyền một cách rộng rãi âm mưu, ý đồ của chúng cũng như vạch trần mọi thủ đoạn xấu xa ra trước ánh sáng của sự thật.
Để bảo vệ thành quả Chiến thắng 30/4, chúng ta cần nỗ lực thực hiện đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, kiên trì và kiên quyết đấu tranh bảo vệ nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc; đóng góp sức lực, trí tuệ vào công cuộc xây dựng đất nước theo con đường lịch sử đã lựa chọn; chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch hòng hướng lái chế độ chính trị nước ta sang tư bản chủ nghĩa, chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa”, không để thành quả cách mạng rơi vào tay nhóm lợi ích dưới bất cứ hình thức nào./.
THANH LÂM
ĐOÀN THANH NIÊN QUÂN SỰ TỈNH