Xuất bản thông tin

null Tài liệu sinh hoạt Đoàn, Hội, Đội tháng 1 năm 2022

Tài liệu sinh hoạt Đoàn - Hội - Đội Tin tức sự kiện Trang bìa

Tài liệu sinh hoạt Đoàn, Hội, Đội tháng 1 năm 2022

Tài liệu sinh hoạt tháng 1 năm 2022

I. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO LỜI BÁC

1. Những mẩu chuyện về Bác

THEO BÁC ĐI CHIẾN DỊCH

Năm 1950, Bác đi chiến dịch Biên giới. Đi theo Bác có một số đồng chí bảo vệ. Tôi cũng được đi cùng với Bác. Đồng chí Trung, người nấu ăn cho Bác được phân công ở lại trông cơ quan.

 Chuyến đi khoảng hơn một tháng. Riêng đi bộ hết hai mươi chín ngày. Chuyến đi vất vả nhưng chúng tôi học được bao điều bổ ích. Tôi còn nhớ được một số mẩu chuyện nhỏ.

Có một lần, đoàn đi mải miết suốt ngày, tối mịt mới về đến một bản của đồng bào dân tộc. Vừa đói, vừa mệt, nhưng nhìn Bác càng thấy thương hơn. Chúng tôi vào bản tìm mua cam để Bác ăn. Nhưng vì trời tối nên người ta bán đắt quá. Tám hào (tiền Đông Dương) một quả (ngày thường chỉ hai, ba hào). Chúng tôi mua nhưng vẫn lo bị Bác phê bình vì mua đắt. Đem cam về, Bác bảo bóc ra để anh em cùng ăn. Ăn xong tỉnh cả người, lúc đó Bác mới hỏi mua bao nhiêu tiền. Chúng tôi thưa mua tám hào một quả. Bác nói: "Đắt đấy, nhưng lúc này Bác cháu đang mệt, mua thế cũng được".

Một hôm đi mãi từ sáng đến trưa không nghỉ. Chúng tôi mệt nhưng không dám đề nghị Bác cho nghỉ. Đến một đoạn đường có có cây to, thấy nhân dân treo khẩu hiệu: "Hồ Chủ tịch muôn năm". Bác cười vui vẻ hỏi: "Đố các chú đồng bào treo bảng gì kia?". Anh em trả lời: "Thưa Bác, khẩu hiệu Hồ Chủ tịch muôn năm ạ". Bác cười mà nói: "Không phải, Hồ Chủ tịch muốn nằm đấy". Được lời như cởi tấm lòng, anh em đề nghị Bác cho tạt vào rừng nghỉ, Bác đồng ý.

Đường lên Cao Bằng càng lên càng dốc. Hết lên đèo lại xuống đèo. Một lần ngồi nghỉ giải lao, Bác chỉ đồng chí cùng đi người Cao Bằng và bảo: "Tỉnh chú lấy tên là Cao Bằng là không đúng". Đồng chí kia chưa hiểu Bác định nói gì, thì Bác cười vui nói tiếp: "Cao Bằng gì mà càng lên cao càng dốc, theo Bác phải đặt tên là Cao Cao mới đúng". Hiểu ý Bác đùa, Bác cháu cùng cười vang, quên cả mệt nhọc.

 

Trích trong Bác Hồ sống mãi với chúng ta , Sđd, t.2, tr.366-367.

 

(Lê Văn Chánh).

 

 

Nguồn: Nxb Chính trị quốc gia

2. Lời Bác dạy

BÁC HỒ VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN

Với bất kì quốc gia nào trên thế giới, thanh niên, học sinh, sinh viên chính là tương lai của đất nước, là lực lượng nòng cốt để xây dựng đất nước giàu mạnh, phát triển. Chính vì vậy, lúc sinh thời, Bác Hồ hết sức quan tâm tới học sinh, sinh viên – thế hệ tương lai của đất nước của nước nhà.

Khoảng tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi các em học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam, Bác đã khẳng định: “Nước nhà trông mong, chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có thể trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.

Theo Bác, công tác giáo dục thế hệ trẻ ngay từ bậc mầm non, tiểu học có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành, rèn luyện đạo đức và nhân cách con người đồng thời cung cấp kiến thức, kỹ năng để trẻ có nền tảng phát triển. Bác đã nói, cách dạy trẻ phải “giữ toàn vẹn cái tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ nên làm cho chúng hóa ra những người già sớm”. Bác thường nhắc nhở: “chớ gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ của người lớn”. Tư tưởng tiến bộ đó của Bác đã cho chúng ta nhận thấy giá trị quan trọng của công tác giáo dục nhi đồng nói riêng và sự nghiệp giáo dục nói chung – sự nghiệp đó phải thực sự khoa học và nghiêm cách.

Đối với việc chăm lo đào tạo, giáo dục và bồi dưỡng thanh niên, trong đó có lớp thanh niên trí thức – những thanh niên, sinh viên đang được đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng được Bác dành sự quan tâm đặc biệt. Ở lứa tuổi thanh niên, sinh viên, việc giáo dục đào tạo không phải là “cầm tay chỉ việc”, uốn nắn từng chút một, mà quan trọng là phải truyền được cho các em tinh thần tự học, tự khám phá, chủ động, sáng tạo, giúp các em định hướng được mục đích của việc tự học tập, tự xác định được con đường phấn đấu cho tương lai. Chỉ như vậy các em mới có thể kiên trì trên con đường học tập theo phương châm “học, học nữa, học mãi” của lãnh tụ Lê nin vĩ đại.

Bác yêu cầu sinh viên: “Phải hiểu rõ học thế nào? Học cái gì? Học để làm gì?”. Tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ II, ngày 7.5.1958, Bác nhấn mạnh: “Đối với thanh niên trí thức như các cháu ở đây thì cần đặt hai câu hỏi: Học để làm gì? Học để phục vụ ai? Đó là hai câu hỏi cần phải trả lời dứt khoát thì mới có phương hướng”. Bác chỉ rõ: “Dưới chế độ thực dân, phong kiến, mục đích đi học là cốt được mảnh bằng để làm ông thông, ông phán, lĩnh lương nhiều, ăn ngon, mặc đẹp. Thế thôi. Số phận dân tộc thế nào, tình hình thế giới biến đổi thế nào, không hay, không biết gì hết. Mục đích giáo dục nô lệ hầu hạ chúng. Ngày nay ta đã được độc lập, tự do, thanh niên mới thật là người chủ tương lai của nước nhà. Muốn xứng đáng vai trò là người chủ thì phải học tập. Học bây giờ với học dưới chế độ thực dân, phong kiến khác nhau”, “Học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật và quân sự” và “Học để phụng sự ai? Để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh, tức là để làm tròn nhiệm vụ người chủ của nước nhà”. Từ đó có thể thấy, nhiệm vụ của thanh niên trí thức thời đại mới không chỉ là ra sức học tập để làm chủ được tri thức, công nghệ mới, mà còn phải xác lập được cho mình lý tưởng cộng sản đúng đắn. Lý tưởng đúng đắn chính là cứu cánh, là vũ khí sắc bén trong đấu tranh chống lại cái xấu, chống lại những cám dỗ bên ngoài, giúp thanh niên vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn để hoàn thành mục tiêu.

Trong vấn đề học tập, Bác nhắc nhở học sinh, sinh viên Việt Nam rằng: “Làm nghề gì cũng phải học” và mục đích của việc học là để “nâng cao năng lực làm cho kinh tế phát triển, chiến đấu thắng lợi, đời sống nhân dân càng no ấm, vui tươi”. Điều đó có nghĩa rằng ngay cả đối với một bộ phận thanh niên không theo học đại học, cao đẳng, thì việc học cũng luôn là việc hết sức quan trọng. Học từ các lớp dạy nghề, học từ kinh nghiệm cuộc sống, từ người đi trước, tự học…để nâng cao lối sống tích cực, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp để ứng dụng được kiến thức vào lao động sản xuất và làm ăn kinh tế nhằm làm giàu cho bản thân cũng như xã hội.

Bác cũng luôn lưu ý học sinh, sinh viên rằng, để việc học tập thành công và trở nên hữu ích thì học phải đi đôi với hành, lý thuyết phải đi cùng thực tiễn. Bác nói: “Chỉ biết lý thuyết mà không biết thực hành thì cũng là trí thức có một nửa, “lý luận phải gắn liền với thực tế”.

Ngoài việc học tập, trau dồi kiến thức, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn căn dặn thế hệ trẻ phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức, lối sống. Bác nhấn mạnh: “Có tài mà không có đức là người vô dụng”. “Đức”, ở đây như Bác nói là đạo đức, đạo lý làm người mà với thời đại chúng ta, Bác yêu cầu rèn luyện để có đạo đức cách mạng. Bác giải thích đạo đức cách mạng rất giản di, cụ thể: “Đạo đức cách mạng không phải là những điều cao siêu, xa lạ mà đối với mỗi người bất kỳ ở cương vị nào, bất kỳ làm một việc gì đều không sợ khó, không sợ khổ, đều một lòng một dạ phục vụ lợi ích chung của giai cấp, của nhân dân, đều nhằm mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội”.

“Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời rơi xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Bác coi “đạo đức là cái gốc của người cách mạng. Để làm tròn trách nhiệm, thanh niên ta phải nâng cao tinh thần làm chủ tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân, chớ phô trương hình thức, chớ kiêu ngạo tự mãn”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho các thế hệ trẻ Việt Nam tình yêu thương bao la, sâu sắc nhất. Người đã khẳng định: Thanh niên là chủ nhân tương lai của nước nhà…Chính vì thế, việc chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ luôn là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của toàn xã hội, “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có những con người xã hội chủ nghĩa, tức là phải có những người có đạo đức xã hội chủ nghĩa”. Nhớ lời dạy của Bác kính yêu, mỗi thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam “cần phải có chí tự động, tự cường, tự lập; Phải có khí khái ham làm việc, chứ không ham địa vị; Phải có quyết tâm, đã làm việc gì thì làm cho đến nơi đến chốn, làm cho kỳ được; Phải có lòng ham tiến bộ, ham học hỏi, học luôn, học mãi. Học văn hoá, học chính trị, học nghề nghiệp..”; những nhà quản lý giáo dục, những thầy cô giáo – là những người có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp trồng người, hãy luôn khắc ghi những lời Bác căn dặn, coi đó là kim chỉ nam định hướng cho triết lý giáo dục hiện đại nhằm tìm ra giải pháp đưa nền giáo dục nước nhà phát triển tích cực và bền vững, góp sức vào công cuộc CNH-HĐH đất nước, xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.

Nguồn: Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

II. TRUYỀN THỐNG

1. Theo dòng lịch sử

2. Ngày truyền thống

6-1-1946: TỔNG TUYỂN CỬ BẦU QUỐC HỘI ĐẦU TIÊN
 CỦA NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

Ngày 6 tháng 1 năm 1946, báo chí xuất bản hôm đó đều dành vị trí trang trọng nhất, giới thiệu cuộc tổng tuyển cử đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Báo Sự Thật ghi lên đầu trang nhất dòng chữ đậm nét: "Tất cả hãy đến thùng phiếu". Báo Quốc hội in hình Hồ Chủ tịch với lời khuyên của Người: "Khuyên đồng bào nam nữ 18 tuổi trở lên, hôm nay tất cả đều đi bỏ phiếu để bầu những đại biểu xứng đáng vào hội đầu tiên của nước ta

Link: https://bom.to/utfoRX

Nguồn: Lịch sử Việt Nam

INFOGRAPHIC

NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH, SINH VIÊN VIỆT NAM

Từ giữa năm 1949 đến đầu năm 1950 phong trào đấu tranh của thanh niên học sinh, sinh viên chống chủ nghĩa thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ, chúng “độc lập” giả hiệu, chống khủng bố đàn áp, đòi đảm bảo an ninh cho học sinh, đòi được học tiếng mẹ đẻ… đã diễn ra rầm rộ, liên tục và rộng khắp từ Nam chí Bắc. Tại Saì Gòn, các tầng lớp đồng bào cũng tích cực hưởng ứng dưới nhiều hình thức: biểu tình chống sưu thuế, chống bắt lính, đòi công ăn việc làm. Học sinh, sinh viên bãi trường, bãi khóa liên miên.

Link: https://bom.to/0Owbiis7

Nguồn: Lịch sử Việt Nam

HIỆP ĐỊNH PARI NĂM 1973 - CHẤM DỨT CHIẾN TRANH,
 LẶP LẠI HOÀ BÌNH Ở VIỆT NAM

Hiệp định Pari về Việt Nam là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta ở cả hai miền đất nước, đã tạo ra bước ngoặt mới trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam. Từ Hiệp định này, quân xâm lược Mỹ đã phải cuốn cờ rút khỏi Việt Nam, tạo thế xoay chuyển có lợi cho cách mạng Việt Nam, dẫn đến ngày toàn thắng 30/4/1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Hội nghị Pari về Việt Nam (ảnh tư liệu)

Link: https://bom.to/uwtouVTw

Nguồn: Dangcongsan.vn

V. ĐỊNH HƯỚNG TUYÊN TRUYỀN

- Tuyên truyền về truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về Đảng và Bác Hồ.

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, bồi đắp lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho đoàn viên qua các tấm gương anh hùng trẻ tuổi: Anh Lý Tự Trọng, Chị Võ Thị Sáu, Anh Nguyễn Văn Trỗi, Lê Đình Chinh, Nguyễn Viết Xuân, Trần Văn Ơn,..và các gương đoàn viên thanh niên tiêu biểu tại địa phương, đơn vị.

- Tuyên truyền, thông tin về những thành tựu kinh tế - xã hội của đất nước trong năm 2020; về Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XI và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Tham gia đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch.

- Tuyên truyền, giới thiệu về Đoàn cho thanh niên; tổ chức bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện và kết nạp “Lớp đoàn viên 91 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”.

- Tổ chức cho đoàn viên tham gia cuộc thi tìm hiểu truyền thống 91 năm Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Tổ chức hành trình “Tự hào tuổi trẻ Đồng Tháp” đến với địa chỉ đỏ (thăm viếng, tôn tạo, trồng cây xanh, vệ sinh, tổ chức sinh hoạt chuyên đề, hát Quốc ca,…)

- Kết hợp việc tổ chức sinh hoạt chủ điểm với phát động đoàn viên thi đua chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, chào mừng kỷ niệm 91 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh bằng việc đăng ký thực hiện những công trình, phần việc cụ thể.

BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ĐOÀN