Xuất bản thông tin

null Tài liệu sinh hoạt Đoàn, Hội, Đội tháng 2 năm 2022

Chi tiết bài viết Tin tức sự kiện Trang bìa

Tài liệu sinh hoạt Đoàn, Hội, Đội tháng 2 năm 2022

Tài liệu sinh hoạt Đoàn - Hội - Đội tháng 2 năm 2022

I. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO LỜI BÁC

1. Những mẩu chuyện về Bác

BÁC CÒN KHỎE, BÁC CÒN ĐI ĐƯỢC

Description: A picture containing outdoor, tree, ground, person

Description automatically generated

Có một số người có ngôi cao, chức cả, sống  trong sự trọng vọng, chiều chuộng của mọi người, thường xuyên được hưởng sự ưu đãi đặc biệt, lâu dần cũng quen đi mà không hề biết rằng mình đã nhiễm phải thói đặc quyền, đặc lợi.

Suốt đời tâm niệm là người công bộc của nhân dân, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, Bác Hồ của chúng ta luôn luôn hoà mình vào cuộc sống chung của đồng bào, đồng chí, không nhận bất cứ một sự ưu tiên nào người khác dành cho mình.

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, nhiều nhân sĩ, trí thức cao tuổi theo Bác lên Việt Bắc, đi kháng chiến, đèo cao, suối sâu, đường bùn lầy, nhiều vị phải nằm cáng. Anh em phục vụ lo Bác mệt cũng đề nghị Bác lên cáng, Bác gạt đi: Bác còn khoẻ, còn đi được, các chú có nhiệm vụ đưa Bác đi như thế này là tốt rồi.

Cuối năm 1961, Bác về thăm xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, một xã có phong trào trồng cây tốt. Tại một ngọn đồi thấp, Bác đứng nói chuyện với nhân dân trong xã. Trời đã gần trưa, tuy đã sang đông mà nắng còn gay gắt. Nhìn Bác đứng giữa nắng trưa, ai cũng băn khoăn. Đồng chí chủ tịch huyện cho tìm mượn được chiếc ô, định giương lên che nắng cho Bác, thì Bác quay lại hỏi:

– Thế chú có đủ ô che cho tất cả đồng bào không? Thôi, cất đi, Bác có phải là vua đâu?

Một lần, trong bữa ăn, đồng chí phục vụ dọn lên cho Bác một đĩa cá anh vũ, một loại cá sông quý hiếm thường chỉ có ở khúc sông Hồng đoạn Bạch Hạc – Việt Trì. Nhìn đĩa cá biết ngay là của hiếm, Bác khen và bảo:

– Cá ngon quá, thế mà chú Tô (tức đồng chí Phạm Văn Đồng) lại đi vắng. Thôi, các chú để đến chiều đồng chí Tô về cùng thưởng thức.

Miếng ngon không bao giờ Bác chịu ăn một mình. Chia sẻ ngọt bùi là thế, tưởng chuyện cũng sẽ qua đi. Nhưng đến bữa sau, trong mâm cơm lại có món cá hôm trước. Nhìn đĩa cá, Bác hiểu ngay và tỏ ra không bằng lòng.

– Bác có phải là vua đâu mà phải cung với tiến!

Rồi Người kiên quyết bắt mang đi không ăn nữa. Như Bác đã từng nói, ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự mệt nhọc, phiền hà của người khác thì Bác đâu có chấp nhận.

Những anh em công tác trong Phủ Chủ tịch hàng ngày vẫn thường đi lại bằng xe đạp, thỉnh thoảng có gặp Bác đi bộ. Nhìn thấy Bác, mọi người đều xuống dắt xe cho Bác đi qua rồi mới lên xe đi tiếp. Thấy vậy, Bác thường khoát tay ra hiệu bảo anh em cứ đi tiếp, không cần xuống xe. Nhưng ai có thể cho phép mình ngồi trên xe khi Bác đi bộ. Một lần, Bác gọi đồng chí vừa xuống dắt xe lại gần và bảo:

– Các chú có công việc của mình nên cứ tiếp tục đạp xe mà đi. Bác đâu có phải là cái đền có biển “hạ mã” ở trước để ai đi qua cũng phải xuống xe, xuống ngựa?

Theo lời kể của các đồng chí từng được sống gần Bác, qua các tư liệu còn lưu giữ được, qua những câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta thấy rõ sự giản dị của Bác trong ăn mặc sinh hoạt hàng ngày. Bữa ăn của Bác luôn bình dị và tiết kiệm, thường là các món dân tộc như tương, cà, cá kho, canh cua… và phải ăn cho hết, không được để lãng phí. Nếu biết không thể ăn hết, Người thường san ra trước khi ăn để phần người khác dùng hoặc để lại cho bữa sau. Đặc biệt, sau các bữa ăn, Người thường tự mình sắp xếp gọn gàng bát đĩa trên bàn để các đồng chí phục vụ khi thu dọn đỡ vất vả.

Bác Hồ sống quên mình, không nghĩ đến mình mà lại trở thành sống mãi. Nguồn: baophapluat.vn

Link: https://bom.to/zyyNsJ

2. Lời Bác dạy

BÁC HỒ VỚI VIỆC NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG,

QUÉT SẠCH CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN

Ngày 3-2-1969, nhân kỷ niệm 39 năm Ngày thành lập Ðảng, Báo Nhân Dân đã đăng trang trọng trên trang nhất bài Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân của Bác Hồ, ký tên TL. Nội dung của bài báo chính là ở vấn đề mà Bác thường xuyên quan tâm trong suốt mấy chục năm qua.

Chuyện kể lại: Lần này, sau một thời gian suy nghĩ, ngày 25-1-1969, Bác cho mời đồng chí phụ trách Tuyên huấn của Ðảng đến giao nhiệm vụ chuẩn bị bài viết quan trọng này. Bác nói rõ mục đích, nội dung và nhấn mạnh yêu cầu: Ngắn gọn, tập trung vào chủ đề: "Quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng". Và đó cũng là tên của bài báo.

Ngày 28-1-1969, Bác sửa lại bài viết rồi cho đánh máy thành nhiều bản gửi đến từng đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị đề nghị tham gia ý kiến.

Chiều 30 tháng Giêng, Bác cùng Văn phòng đọc lại từng ý kiến đóng góp của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, bổ sung vào bản thảo rồi cho đưa đi đánh máy.

Ba giờ rưỡi chiều ngày 1-2, đồng chí phụ trách Tuyên huấn sang gặp Bác xin bản thảo chính thức để kịp gửi đăng báo. Cầm bản thảo cuối cùng do Bác tự đánh máy, liếc sang bản thảo đầu do Ban Tuyên huấn chuẩn bị, đồng chí cán bộ Tuyên huấn gượng cười thưa với Bác:

- Bác chữa hết cả rồi còn gì nữa đâu ạ!

Bác mỉm cười độ lượng:

- Bác chữa nhưng vẫn còn giữ nguyên ý chính của bài là: "Quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng". Cái đó là quan trọng nhất.

Ðồng chí phụ trách Tuyên huấn đề nghị với Bác xin sửa lại đầu đề. Ðưa vế "nâng cao đạo đức cách mạng" lên trước, chuyển vế "quét sạch chủ nghĩa cá nhân" ra sau, với lý do là cán bộ, đảng viên ta nói chung là tốt, ưu điểm là cơ bản. Ðồng chí cán bộ Văn phòng cũng nhất trí với ý kiến đó.

Bác Hồ im lặng suy nghĩ, cuối cùng Bác nói:

- Ý kiến của các chú, Bác thấy cũng có lý. Nhưng Bác vẫn còn phân vân điều này: gia đình các chú tiết kiệm mua sắm bàn ghế, giường tủ mới. Vậy trước khi kê vào, các chú có quét dọn hay cứ để rác rưởi bẩn thỉu mà khiêng giường ghế bàn tủ vào.

Hai cán bộ Tuyên huấn và Văn phòng thật sự bất ngờ trước cách đặt vấn đề của Bác, đang lúng túng chưa biết trả lời thế nào thì Bác đã nói:

- Vì cả hai chú đã đề nghị, là đa số. Bác đồng ý nhượng bộ, đổi lại tên đầu bài: "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân". Nhưng ở trong bài thì dứt khoát phải để nguyên ý của Bác "Quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng".

Bác Hồ là thế đấy. Luôn cẩn trọng trong từng ý, từng lời, từng câu chữ. Chẳng vậy mà gần nửa thế kỷ đã qua, bài báo ấy của Bác vẫn có giá trị để đời cho sự nghiệp xây dựng, chỉnh đốn Ðảng của chúng ta.

Nguồn: Sách Thư ký Bác Hồ kể chuyện, NXB Chính trị quốc gia, 2008

II. THEO DÒNG LỊCH SỬ

1. Ngày truyền thống

03/02/1930: NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Sau nhiều năm bôn ba khắp năm châu bốn biển, vừa lao động, kiếm sống vừa nghiên cứu lý luận và thực tiễn các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, Nguyễn Ái Quốc nhận ra một chân lý, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản và để thực hiện mục tiêu đó, phải có đảng cách mạng. Từ đó, Người sáng lập ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (tháng 6-1925); tích cực huấn luyện cán bộ, tổ chức truyền bá tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào nước ta qua các phong trào công nhân, phong trào yêu nước. Với sự phát triển mạnh mẽ của các phong trào cách mạng Việt Nam, tháng 3-1929, tại nhà số 5D, phố Hàm Long, Hà Nội, Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam được thành lập. Chủ trương là tích cực vận động thành lập một Ðảng Cộng sản, thay Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, để lãnh đạo cách mạng. Ba tháng sau, ngày 17-6-1929, tại nhà số 312 phố Khâm Thiên, Hà Nội, đại biểu các tổ chức cơ sở đảng ở miền bắc, họp và quyết định thành lập Ðông Dương Cộng sản Ðảng. Sau đó, tháng 8-1929, An Nam Cộng sản Ðảng được thành lập ở Nam Kỳ và ngày 1-1-1930, Ðông Dương Cộng sản Liên đoàn được thành lập.    

Chỉ một thời gian ngắn, ở Việt Nam có ba tổ chức cộng sản ra đời phản ánh tất yếu của xu thế cách mạng lúc bấy giờ, nhưng cũng báo hiệu nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ rất lớn. Trong khi đó, yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam là phải có một Ðảng Cộng sản thống nhất trong cả nước lãnh đạo. Theo đề nghị của Quốc tế Cộng sản và với tư cách là phái viên của tổ chức này, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập, chủ trì Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng. Từ ngày 6-1 đến đầu tháng 2-1930, Hội nghị họp tại Cửu Long, Hồng Công (Trung Quốc), với sự tham dự của các đại biểu Ðông Dương Cộng sản Ðảng và An Nam Cộng sản Ðảng, đã nhất trí hợp nhất hai tổ chức cộng sản này, thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam; thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Ðiều lệ vắn tắt của Ðảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Hội nghị chủ trương xây dựng các tổ chức Công hội, Nông hội, Hội phản đế và Hội cứu tế. Ngày 3-2-1930 trở thành Ngày thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam.

Sau Hội nghị này, ngày 24-2-1930, Ðông Dương Cộng sản Liên đoàn đã đề nghị và được chấp nhận nhập vào Ðảng Cộng sản Việt Nam.

Gắn liền với tên tuổi Nguyễn Ái Quốc, Ðảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp ở nước ta; kết quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước trong những năm đầu thế kỷ 20. Sự kiện lịch sử trọng đại này đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong tiến trình của cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kỳ dài bế tắc, khủng hoảng về đường lối cứu nước. Từ đây, cách mạng nước ta chuyển sang một thời kỳ phát triển mới.

Link: https://bom.to/xXZiVq

Nguồn: baonhandan.vn

KỶ NIỆM NGÀY SINH TỔNG BÍ THƯ TRƯỜNG TRINH

Đồng chí Trường Chinh (tên thật là Đặng Xuân Khu), sinh ngày 9-2-1907, tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định trong một gia đình trí thức yêu nước, ở một vùng quê giàu truyền thống lịch sử, cách mạng và văn hoá.

Đồng chí Trường Chinh tham gia hoạt động cách mạng từ lúc 18 tuổi; tích cực tìm hiểu nhiều tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc, Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, chuyển từ một người yêu nước trở thành người cộng sản, là học trò xuất sắc, người đồng chí tin cậy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng chí đã có nhiều quyết sách đúng đắn, sáng tạo, nhất là trong những bước ngoặt của cách mạng.

Tư duy chiến lược tài năng, sáng tạo

Tại Hội nghị Trung ương lần thứ tám (tháng 5-1941), đồng chí Trường Chinh được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng. Cũng từ đây, Đảng ta hoàn chỉnh việc chuyển hướng chiến lược cho phù hợp với tình hình quốc tế và trong nước. Nghị quyết Trung ương 8 khẳng định: "Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được".

Trên cơ sở làm sáng tỏ tinh thần của Nghị quyết Trung ương 8, trong tài liệu chính sách mới của Đảng (viết tháng 9-1941), đồng chí Trường Chinh chỉ rõ: "Cuộc cách mạng Đông Dương hiện thời là cách mạng giải phóng dân tộc"; "Lúc này, nhiệm vụ phản đế nặng nề và cấp bách hơn nhiệm vụ ruộng đất... Lúc này quyền lợi dân tộc cao hơn hết thẩy…”.

(CÒN TIẾP)…..

Link: https://bom.to/5fd6wP

Nguồn: dangcongsan.vn

III.TUỔI TRẺ VỚI PHÁP LUẬT

1. Nhân dân cả nước đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn

Đó là nhận định của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại cuộc họp đánh giá tình hình tổ chức và thực hiện đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp.

(https://dangcongsan.vn/thoi-su/nhan-dan-ca-nuoc-don-tet-vui-tuoi-lanh-manh-an-toan-603617.html)

IV. ĐỊNH HƯỚNG TUYÊN TRUYỀN THÁNG 02/2021

- Tuyên truyền, giáo dục đoàn viên thanh niên về truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc; truyền thống lịch sử vẻ vang của Đảng nhân kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/1922). Tuyên truyền về quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Sự quan tâm, chăm lo của Đảng và Nhà nước đối với Đoàn và thế hệ trẻ.

- Thông tin về kết quả Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân nam 2022.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, bồi dưỡng, tạo nguồn phát triển đảng viên cho Đảng; tổ chức bình chọn đoàn viên ưu tú cho cấp ủy Đảng.

- Tuyên truyền, giới thiệu về Đoàn cho thanh niên; tổ chức bồi dưỡng giáo dục, rèn luyện và kết nạp “Lớp đoàn viên 91 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”.

- Tổ chức cho Đoàn viên tham gia cuộc thi tìm hiểu truyền thống 90 năm Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; tổ chức hành trình “Tự hào tuổi trẻ Đồng Tháp” đến với  địa chỉ đỏ.

V. TIN ĐOÀN – HỘI- ĐỘI

Đồng Tháp: Tổng kết chương trình Xuân tình nguyện năm 2022

Ngày 23/01/2022, tại Huyện Cao Lãnh đã diễn ra Lễ phát động các đợt cao điểm “Thanh niên cùng hành động” và ra quân Chương trình Xuân tình nguyện năm 2022 chào mừng Đại hội Đoàn các cấp nhiệm kỳ 2022 – 2027 và mừng xuân Nhâm Dần năm 2022.

(http://tinhdoandongthap.org.vn/chi-tiet-bai-viet/-/asset_publisher/1mOzUrGkrdAE/content/id/10371555?plidlayout=8277)

BAN TUYÊN GIÁO TỈNH  ĐOÀN